Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Cuộc sống của người dân miền biển Hàn Quốc trong thơ ca truyền thống

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-07-20

Âm điệu ngàn xưa

Cuộc sống của người dân miền biển Hàn Quốc trong thơ ca truyền thống
Lối nhân hóa trong thơ ca cổ ở Hàn Quốc
Trong trường ca hát kể chuyện Pansori Sugungga (Thủy cung ca) lấy bối cảnh cung điện dưới biển kể rằng Long Vương lâm trọng bệnh nên đã phái cử ba ba Byeoljubu lên bờ dụ dỗ đưa thỏ xuống thủy cung, rồi định bụng sẽ giết thịt để làm thuốc chữa bệnh cho Long Vương. Nhưng cuối cùng Long Vương đã mắc mưu thỏ và thả thỏ về đất liền. Bởi vì khi Long Vương lâm bệnh, một đạo sĩ đã phán là Long Vương phải ăn gan thỏ thì mới chữa được căn bệnh hiểm nghèo. Khốn nỗi, dưới chốn thủy cung thì lấy đâu ra thỏ. Nghe tin Long Vương lâm bệnh, nào thì cá hồng, cá sủ, cá đuối, cá heo, ngao, rùa, bạch tuộc… vô số hạ thần đổ về bên Long Vương. Thấy vậy, mặc dù đang ốm mà Long Vương vẫn phải bật cười và nói đùa là “Khi các thần quây tụ thế này, ta có cảm giác như ta không phải là một vị vua mà là một anh buôn cá trước dịp lễ Tết”. 

Tâm tình của người dân sông nước được phản ánh trong thơ ca
Trên đảo Jeju ở Hàn Quốc, những người phụ nữ làm nghề mò lặn hải sản dưới biển không sử dụng bình thở oxy được gọi là Haenyeo (Hải nữ). Thông thường mỗi một hơi lặn, nữ thợ lặn Haenyeo có thể nín thở khoảng từ 1 đến 2 phút ở độ sâu cỡ 10m dưới mặt nước biển. Nói đến dân ca đảo Jeju thì không thể không nhắc tới khúc ca “Ieodo Sana”. Đây chính là khúc ca những nữ thợ lặn Haenyeo hay hát khi chèo thuyền ra biển tìm hải sản. Khi hát khúc hát này, những người hát hay hát giỏi sẽ hát trước câu:

Quạt mái chèo đưa thuyền ra khơi
Ta cùng tới biển đảo Jindo nào
Quay vòng vòng quay xung quanh đảo
Đói no ta vẫn lặn biển bắt hải sản thôi

Rồi sau đó những người khác sẽ hát theo câu điệp khúc rằng “Ieodo Sana! Ieodo Sana!”. Câu hát phảng phất nỗi vất vả gian nan của người phụ nữ bươn chải trong cuộc đời nơi đầu sóng ngọn gió, kiếm kế sinh nhai cho gia đình và chăm sóc bố mẹ già. 

Trong sách Luận ngữ có câu “Trí giả lạc thủy. Nhân giả lạc sơn” có nghĩa là bậc trí tuệ thì vui với sông nước, người nhân từ thì vui với núi non. Theo “Đạo đức kinh” của Lão Tử thì nước phụng sự vạn vật, không cạnh tranh và luôn chảy xuống chỗ thấp. Con người cũng vậy, những người trí tuệ cao thường khiêm tốn và nhường nhịn người khác. Còn những người nhân từ đức hạnh thì lại kiên định như dãy núi, không dễ dàng bị lay chuyển và bao dung cho hết thảy mọi người. Cho dù thế nào thì trong những ngày hè nóng nực, con người vẫn lựa chọn việc nhảy ùm xuống dòng nước lạnh hơn là vừa nhọc nhằn leo núi vừa rã rượi mồ hôi. Khúc dân ca “Donghaebada” (Biển Đông) của tỉnh Jeolla, miêu tả tâm trạng của những người yêu nhau khi chia tay nhưng lại nhẹ nhõm giống như được gột rửa mọi u sầu bằng những làn gió biển mát lộng. 

* Nhạc phẩm “Eoryudogam” (Hình ảnh các loài cá) theo lối âm nhạc đại chúng hiện đại, được lấy từ trích đoạn “Eojeonhoeui” (Cuộc họp trước mặt vua) / nhóm nhạc truyền thống Leenalchi 
* Bài ca “Haenyeo Norae” (Khúc hát nữ thợ lặn) / bô lão Kim Ju-ok và nhóm phụ họa 
* Khúc dân ca “Donghaebada” (Biển Đông) / Kim Yul-hee và ban nhạc Soul Sauce

Lựa chọn của ban biên tập