Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử

Vua Seong (Vua Thánh) của triều đại Baekje và giấc mơ phục hưng đất nước

2013-04-18

<strong>Vua Seong (Vua Thánh)</strong> của triều đại Baekje và giấc mơ phục hưng đất nước
Dời đô về Sabi

Vào năm 475, vua Jangsu của Goguryeo, một vương quốc cổ đại ở phía bắc của bán đảo Hàn Quốc, đã huy động 30 ngàn quân lính tấn công Hanseong, kinh đô của vương quốc Baekje. Kinh thành thất thủ trước sức tấn công của mạnh mẽ của quân địch, nên vào tháng 10 năm đó, Baekje đã buộc phải rời thủ đô về phía nam ở Ungjin để tránh những mối đe dọa từ Goguryeo cũng như tái thiết lại hệ thống nhà nước.
Từ đó đến nửa thế kỷ sau, tức là vào năm 538, với tham vọng mở rộng lãnh thổ, Baekje lại một lần nữa dời đô xuống phía nam ở Sabi (ngày nay là Byueo thuộc địa phận tỉnh Nam Chungcheong). Cùng với đó, quốc hiệu của Baekje cũng được đổi thành Nambuyeo nhằm tôn vinh truyền thống của dòng họ Buyeo. Người đứng đầu của toàn bộ công cuộc này là vua Seong – người đã luôn ấp ủ khát khao phục hưng đất nước.



Mở ra một trang sử mới huy hoàng cho triều đại Hậu Baekje

“Nhà vua là người thông minh, xuất chúng, quyết đoán, vì thế mọi người suy tôn ông là Vua Seong – tức Vua Thánh.”
Dòng miêu tả trên về vua Seong được tìm thấy trong cuốn “Lịch sử tam quốc”. Theo sách sử, ông được cha mình - vua Muryeong truyền ngôi vào tháng 5 năm 523. Tên của ông - vua Seong, nghĩa là vua Thánh, có nguồn gốc từ danh xưng Chuyển Luân Thánh Vương – vị vua thánh điều hành đất nước bằng bánh xe nhà Phật chứ không phải bằng quân đội trong những câu chuyện Phật giáo còn truyền lại.
Để khôi phục lại một triều đại Baekje rực rỡ vào thế kỷ 4, vua Dongseong đã đặt quan hệ bang giao với nước láng giềng Silla. Vào thế kỷ thứ 6, Vua Muryeong đã chia đất nước thành 22 quận hành chính, được gọi là các damro. Và ước mơ của vua Seong sau khi dời đô về Sabi là thống nhất đất nước và giành lại các lãnh địa đã bị cướp mất.
Tại đây, vua khuyến khích truyền bá đạo Phật như một cách củng cố tinh thần quốc dân. Ông cũng rất xem trọng các vấn đề ngoại giao, tin dùng kẻ sỹ và cho nhập các cuốn kinh Phật của nhà Lương ở Trung Quốc, 1 quốc gia mà Baekje có quan hệ bang giao rất chặt chẽ. Nhờ những chính sách này mà nền văn hóa dưới thời Baekje phát triển mạnh mẽ. Không chỉ vậy, vua Seong còn truyền bá Đạo Phật và nhiều giá trị văn hóa khác sang Nhật Bản. Do vậy, ở đó ông được gọi là Vua Seong-myeong, nghĩa là Thánh minh - vị vua sáng suốt và thần thánh.




Bi kịch cuối đời

Sau khi dời đô về Sabi, Vua Seong đành trọn tâm sức để giành lại vùng đất dọc sông Hàn mà trước đó bị mất về tay Goguryeo. Để đạt được mục đích đó, ông đã thành lập một liên quân với Silla và quân Gaya vào năm 551. Sau cùng thì liên quân cho Baekje lãnh đạo đã lấy lại được vùng đất bên sông Hàn. Nhưng ‘niềm vui ngắn chẳng tày gang’ vì sau đó vua Jinheung của Silla đã cắt đứt mối bang giao với Baekje và chiếm lại vùng hạ lưu của sông Hàn.
Năm 554, vua Seong đem quấn tấn công Silla để trả thù dù gặp nhiều phản đối từ những người ưa chuộng hòa bình. Thái tử Chang khi đó cũng đã lãnh đạo 30 ngàn quân trực tiếp ra trận. Baekje dành được thế thượng phong ban đầu. Đỉnh điểm của trận chiến diễn ra ở pháo đài Gwansan (nay thuộc Okcheon, tỉnh Bắc Chungcheong). Tại đó, quân đội Silla bất ngờ tấn công và cô lập thái tử Chang. Dù vua Seong đã thân chinh ra chiến trường để giải cứu cho con trai nhưng không may mắn, ông bị quân lính của Silla bắt được và sau đó phải chịu một cái chết nhục nhã. Mất vua, quân Baekje như rắn mất đầu và chịu tổn thất lớn khi mất đi 4 vị tướng cùng 30 ngàn quân sĩ bị giết trong trận đấu. Đó là năm trị vì thứ 32 của vua Seong.
Cái chết của vua Seong sau hơn 30 năm trị vì đất nước đã chấm dứt mối bang giao giữa Silla và Baekje vốn tồn tại hơn 1 thế kỷ. Sự kiện này cũng đã hủy hoại mối quan hệ của Baekje với nhà Lương ở Trung Quốc và cả mối quan hệ với Nhật Bản mà vua Seong đã tốn công cả đời gây dựng. Sau đó, quyền lực của hoàng tộc Baekje mất dần, và khi dòng tộc Mahan giành được quyền lực thì một hệ thống cai trị mới tập trung vào các nhà quý tộc đã dần thay thế hệ thống cũ.


Giấc mơ phục hưng đất nước chìm vào quên lãng

Trong suốt chiều dài lịch sử của Baekje, rất khó tìm được một nhân vật nào từng trải qua cuộc đời sóng gió như vua Seong. Khi mới trị vì, ông đã tập trung sức lực để dời đô, thay đổi hệ thống cai trị, giành lại những vùng đất bị mất vào tay Goguryeo và tiên phong trong công cuộc truyền bá văn hóa Phật giáo. Với những thành tựu như vậy, vua Seong hoàn toàn có cơ sở mơ về một ngày phục hưng lại Baekje. Nhưng không may là triều đại Baekje của ông không thể phồn thịnh như mong muốn đó và nhanh chóng rơi vào vòng xoáy lịch sử, rồi dần dần chìm vào lãng quên.

Lựa chọn của ban biên tập