Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Khoa học

Tên lửa đẩy vũ trụ Nuri được phóng vào 6 giờ 24 phút chiều 24/5

Write: 2023-05-24 11:25:38Update: 2023-05-31 11:17:54

Tên lửa đẩy vũ trụ Nuri được phóng vào 6 giờ 24 phút chiều 24/5

Photo : YONHAP News

Bộ Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông Hàn Quốc cùng Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc đã xác nhận sẽ thực hiện vụ phóng lần ba tên lửa đẩy vũ trụ Nuri vào 6 giờ 24 phút chiều ngày 24/5.

Một ngày trước đó, Ủy ban quản lý phóng tên lửa cho biết tên lửa đã được dựng lên bệ phóng và việc chuẩn bị phóng đang diễn ra suôn sẻ.

Trung tâm vũ trụ Naro đã phân tích rằng điều kiện khí tượng trong ngày thích hợp cho vụ phóng, có thể sẽ không có mưa, tốc độ gió khoảng dưới 5m/s, và khả năng có sét đánh cũng rất thấp.

Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ đã bắt đầu kiểm duyệt lần cuối từ sáng cùng ngày và nạp khí Heli dùng cho van và điều khiển động cơ. Công đoạn chuẩn bị bao gồm làm mát ống dẫn và thùng chứa ôxy lỏng, nạp khí Heli nén vào thùng chứa động cơ đẩy đã bắt đầu được tiến hành. Từ 10 phút trước khi phóng, mọi công tác chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đều được vận hành tự động bởi hệ thống điều khiển phóng.

Sau khi phóng được 2 phút 5 giây, tầng đầu tiên của tên lửa sẽ tách ra ở độ cao 64,5km. Lớp phủ (fairing) và tầng thứ hai sẽ lần lượt tách ra vào 3 phút 54 giây và 4 phút 32 giây.

Vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ mới số 2 dự kiến tách khỏi tên lửa ở thời điểm 13 phút 3 giây, tiếp đó là 8 vệ tinh khác lần lượt rời đi trong suốt 2 phút, với khoảng cách thời gian là 20 giây.

Bộ Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông và Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố kết quả liên lạc với vệ tinh sau 1 tiếng 30 phút từ lúc bắt đầu phóng.

Tên lửa đẩy Nuri có chiều dài 47,2m, tương đương một tòa chung cư 15 tầng, đường kính lên tới 3,5m và nặng 17,5 tấn. Khác với lần phóng thứ nhất và thứ hai trước đó chỉ mang theo vệ tinh mô phỏng, tên lửa Nuri trong lần phóng thứ ba sẽ lắp vệ tinh thực nghiệm có thể thực hiện nhiệm vụ thực tế.

Vệ tinh chính lắp trên tên lửa Nuri sẽ là vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ mới số 2 do Trung tâm nghiên cứu vệ tinh nhân tạo thuộc Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển. Ngoài ra, có 4 vệ tinh quan trắc thời tiết vũ trụ của Viện Khoa học thiên văn và vũ trụ Hàn Quốc (KASI) và ba vệ tinh khối lập phương do ba đơn vị tư nhân (Justek, Lumir, Kairo Space) phát triển.

Lựa chọn của ban biên tập