Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử phát triển 30 năm quan hệ ngoại giao Hàn-Trung

Write: 2022-08-23 13:08:06

Thumbnail : YONHAP News

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), Hàn Quốc và Trung Quốc đã phát triển mối quan hệ song phương thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Quy mô trao đổi kinh tế giữa hai nước cũng tăng trưởng vượt bậc.

Hàn Quốc và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/8/1992, đánh dấu một cột mốc lịch sử nhằm thoát khỏi chiến tranh lạnh với hai nước vốn ở thế đối đầu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Phép thử đầu tiên của quan hệ ngoại giao Hàn-Trung là vào năm 1997 khi Bí thư đảng Lao động Bắc Triều Tiên khi đó là ông Hwang Jang-yop đã xin tẩu thoát xuống miền Nam ở Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối của miền Bắc, Bắc Kinh đã hỗ trợ đưa ông Hwang sang Hàn Quốc.

Kể từ đó, quan hệ Hàn-Trung đã từng bước mở rộng và nâng cấp lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Seoul trước khi đến Bình Nhưỡng để thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Đáp lại, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là bà Park Geun-hye đã dự lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Nhật của Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.

Tháng 12 năm 2015, Seoul và Bắc Kinh ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đưa mối quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên khăng khít hơn.

Tuy nhiên, quan hệ Hàn-Trung cũng gặp không ít sóng gió. “Dự án Đông Bắc” (tên đầy đủ là “Dự án nghiên cứu nối tiếp lịch sử và hiện trạng khu vực biên cương Đông Bắc Trung Quốc”), từng được Chính phủ Bắc Kinh xúc tiến từ năm 2002 tới năm 2007, đã bóp méo nhiều sự thật lịch sử, như tuyên bố vương quốc Goguryeo và Balhae của dân tộc Hàn là một phần của Trung Quốc và cố gắng đưa nội dung trên vào lịch sử của nước này.

Tiếp đó, vấn đề triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc năm 2016 cũng đã khiến mối quan hệ hai nước xấu đi một cách khó kiểm soát. Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc trả đũa kinh tế toàn diện như cấm các sản phẩm liên quan đến làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu), vận động tẩy chay các sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc, hay ngừng các tour du lịch khiến doanh nghiệp Hàn Quốc gặp thiệt hại lớn.

Gần đây, trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung, Hàn Quốc gia nhập cơ chế thảo luận kinh tế do Washington dẫn dắt, khiến Bắc Kinh liên tục thể hiện thái độ khó chịu.

Thiện cảm giữa công dân hai nước cũng đang ngày càng xấu đi. Do đó, Hàn Quốc và Trung Quốc cần có bước đột phá để vực dậy mối quan hệ hợp tác song phương.

Lựa chọn của ban biên tập