Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Rừng có khả năng hấp thụ không chỉ CO2 mà cả khí metan

Write: 2023-06-15 12:53:30

Thumbnail : KBS News

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng hấp thụ khí metan của các khu rừng trong nước. 

Tại một khu rừng thử nghiệm rậm rạp nằm tại thành phố Pocheon, tỉnh Gyeonggi do Viện nghiên cứu kinh doanh công nghệ rừng quản lý, trên mặt đất vương đầy cành lá khô. Khi đào lên, ta sẽ thấy một lớp đất màu đen, đó chính là chất hữu cơ tích tụ trong đất từ cành lá khô phân hủy.

Các nhà nghiên cứu tiến hành lắp đặt thiết bị quan trắc ở đây, khoanh vùng lớp đất bên trong với bên ngoài, để tiến hành đo đạc nồng độ khí metan, thu được kết quả giảm dần qua thời gian.

Lớp đất chứa nhiều chất hữu cơ này chứa vi khuẩn có thể "ăn" khí metan, có tên gọi là vi khuẩn chuyển hóa metan (methanotroph). Nếu đất càng chứa nhiều chất hữu cơ thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho loại khuẩn này sinh sống.

Tiến sĩ Lee Jae-hyeon thuộc Đại học Yonsei cho biết nếu đất càng thoáng khí thì sẽ càng dễ dàng hấp thụ khí metan. Các chất hữu cơ chứa trong đất sẽ khiến cho đất trở nên xốp hơn, dễ hấp thụ khí metan hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, lượng khí metan trong không khí mà các cánh rừng ở Hàn Quốc hấp thụ trong một năm đạt khoảng 6,2 triệu tấn, tương đương với lượng hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) do 3,2 triệu ô tô thải ra trong một năm. 

Dựa trên kết quả trên, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm mô phỏng về lực hấp thụ khí metan của các cánh rừng trên toàn thế giới, thấy rằng các cánh rừng trên Trái đất đang hấp thụ lượng khí metan nhiều hơn 40% so với số liệu ước tính trước đó.
 
Khí metan là loại khí sản sinh ra ở khắp mọi không gian trong đời sống sinh hoạt của con người, không chỉ ở khu công nghiệp mà còn ở trên cánh đồng, hay từ gas đô thị. Đây là một loại khí nhà kính gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn gấp 34 lần so với khí CO2. 

Cách đây hai năm, cộng đồng quốc tế đã đưa ra "Cam kết giảm phát thải khí metan toàn cầu", với nội dung cắt giảm 30% khí metan cho tới năm 2030 (so với năm 2020).

Mặc dù các nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhưng một sự thật không hề thay đổi đó chính là trồng rừng chính là giải pháp cho Trái đất.

Lựa chọn của ban biên tập