Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chương trình đặc biệt

Chuyên mục đặc biệt 100 năm Phong trào độc lập: Dilkusha và Chuỗi vòng hổ phách

2019-03-04

Dilkusha và Chuỗi vòng hổ phách: Nơi ấy là quê hương, là nhà

Jennifer Linley Taylor, một họa sĩ sống tại bang California, Mỹ, đã nghe nhiều câu chuyện về ngôi nhà thuở ấu thơ của cha mình, Bruce Taylor. Ngôi nhà ấy được gọi là “Dilkusha”, nằm ở Hàn Quốc, một đất nước xa xôi mà không phải ai cũng biết đến. Bruce kể rất nhiều về tuổi thơ lớn lên trong căn nhà mà cái tên trong tiếng Sanskrit (Ấn Độ) có nghĩa là “Cung điện của niềm vui”. Ông bà của Jennifer, Albert và Mary Taylor, đã sinh thành và nuôi dưỡng đứa con trai duy nhất Bruce tại Hàn Quốc. Trước khi qua đời, Bruce chỉ có một mong ước là được trở về quê hương. Chính ước nguyện ấy của cha đã thôi thúc Jennifer quyên tặng những kỷ vật của gia đình Hàn Quốc.

“Dilkusha và Chuỗi vòng hổ phách”
Đây là hành trình của Jennifer Taylor và cha cô Bruce, cũng như cha mẹ của Bruce là Albert và Mary Taylor.

Dilkusha, ngôi nhà bên cạnh cây ngân hạnh, là nơi gắn liền với tuổi thơ của Bruce Taylor. Ngôi nhà với kiến trúc phương Tây được xây dựng bởi cha mẹ của Bruce, ông Albert và bà Mary Taylor, và họ đã sống tại đây cho tới khi bị buộc phải rời khỏi Seoul năm 1942. Nơi đây đã từng thực sự là một “cung điện của niềm vui trong tâm hồn”.

Ngôi nhà khắc chữ “Dilkusha 1923” trên nền móng đã từng là căn nhà hoang không chủ, cho tới khi được phát hiện.

Gia đình Taylor, chủ nhân của Dilkusha, đã chứng kiến Phong trào độc lập kháng Nhật 1/3/1919 của người dân Hàn Quốc để giành lại nền độc lập, chủ quyền đã bị tước đoạt. Albert Taylor đã trở thành một phần của lịch sử Hàn Quốc với cương vị một phóng viên nước ngoài đã nỗ lực cho thế giới thấy những áp bức mà người dân Hàn đã phải chịu đựng khi đó, cũng như người đầu tiên đưa bản Tuyên ngôn độc lập kháng Nhật ra nước ngoài.

Sau khi họ rời khỏi Seoul, Dilkusha đã lặng lẽ quan sát những thăng trầm lịch sử của Seoul trong suốt 6 thập niên, từ phong trào độc lập cho tới ngày giải phóng, những nỗi đau cũng như sự đổ nát của cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Albert Taylor, người luôn hướng về quê hương từ phía bên kia Thái Bình Dương, trước khi qua đời chỉ có một di nguyện là được chôn cất tại Hàn Quốc. Và Mary Taylor, người đã viết “Chuỗi vòng hổ phách”, cuốn tự truyện về những năm tháng sống trong ngôi nhà Dilkusha tại Seoul, đã thực hiện di nguyện ấy của chồng mình.

Lần theo câu chuyện về cuộc đời một cặp vợ chồng người nước ngoài đã yêu mến Hàn Quốc như chính người dân Hàn, chúng ta cùng nhìn lại Phong trào độc lập kháng Nhật và tinh thần quốc gia-dân tộc,để chúng ta có được ngày hôm nay.


Photo : SEOUL MUSEUM OF HISTORY

Lựa chọn của ban biên tập