Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Đề xuất ba phương án cải cách cơ chế bầu cử 

2018-12-05

Tin tức

Đề xuất ba phương án cải cách cơ chế bầu cử 

Cơ chế bầu cử hỗn hợp theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng

Cơ chế bầu cử hỗn hợp nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng (mixed member proportional) là cơ chế khi số nghị sĩ đắc cử theo khu vực thấp hơn tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng, thì số còn lại sẽ được phân bổ vào ghế nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng. Do đó, sự phân bố tổng số ghế nghị sĩ sẽ không phụ thuộc vào số nghị sĩ đắc cử theo khu vực, mà sẽ có tỷ lệ thuận với tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng. Hiện tại, Đức là nước tiêu biểu áp dụng cơ chế này. Song cơ chế bầu cử hỗn hợp nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng hiện đang được thảo luận tại Hàn Quốc có sự khác biệt một chút về chi tiết. Tức vẫn tiến hành bầu cử tại các khu vực bầu cử, nhưng phân bổ số ghế nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng. Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban đặc biệt về sửa đổi Hiến pháp và cải cách chính trị thuộc Quốc hội Hàn Quốc hôm 3/12 đã đề xuất ba phương án để thảo luận. 


Các phương án cải cách

Phương án đầu tiên là kết hợp chế độ bầu cử đầu phiếu đa số tương đối với cơ chế bầu cử hỗn hợp nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri theo từng khu vực. Số ghế nghị sĩ tại Quốc hội vẫn giữ như hiện nay là 300 ghế, được phân chia theo cơ cấu 200 ghế nghị sĩ đắc cử theo khu vực và 100 ghế nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với đảng. Dù phân bổ ghế nghị sĩ theo nguyên tắc “hỗn hợp”, nhưng phương án phân chia cụ thể sẽ được thảo luận tiếp. Ngoài ra, ủy ban này cũng đưa ra cơ chế tỷ lệ ghế nghị sĩ không đắc cử, cho phép các ứng cử viên bị thua với số phiếu ủng hộ có sự chênh lệch rất nhỏ so với ứng cử viên đắc cử, vào vị trí ghế nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri.

Phương án thứ hai là kết hợp cơ chế bầu cử phức hợp với cơ chế bầu cử nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng. Cơ chế bầu cử phức hợp là duy trì áp dụng cơ chế bầu cử đầu phiếu đa số tương đối ở khu vực nông thôn, và áp dụng cơ chế bầu cử nhiều nghị sĩ ở khu vực thành phố. Theo đó, số ghế nghị sĩ tại Quốc hội vẫn duy trì là 300 ghế, trong đó phân bố số ghế nghị sĩ theo cơ cấu 225 ghế nghị sĩ đắc cử theo khu vực và 75 ghế nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với đảng. Ghế nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với đảng ở từng khu vực vẫn giữ theo hình thức hỗn hợp. Ủy ban trên cũng để ngỏ khả năng áp dụng hình thức phân bổ theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng, chứ không phân bổ hỗn hợp giữa số ghế nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng, và số ghế nghị sĩ đắc cử theo khu vực. 

Phương án thứ ba cơ bản giống với phương án đầu tiên, nhưng đề xuất tăng số ghế nghị sĩ tại Quốc hội lên 330 ghế, theo tỷ lệ 2 chọi 1, tức 220 ghế nghị sĩ đắc cử theo khu vực, và 110 ghế nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ ủng hộ của của cử tri với đảng. Phương án này có mục đích nâng cao tỷ lệ giữa nghị sĩ đắc cử theo khu vực và nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng, bằng cách nâng số ghế nghị sĩ tại Quốc hội.


Lý do các chính đảng lớn phản đối cải cách cơ chế bầu cử

Cơ chế bầu cử đầu phiếu đa số tương đối hiện hành là hình thức người thắng cử sẽ có được quyền tối ưu, ứng cử viên nào không đứng đầu về số phiếu ủng hộ của cử tri thì xem như là bị loại. Do đó, cơ chế này không phản ánh được chính xác ý kiến của các cử tri, đặc biệt là ý kiến thiểu số. Đây được xem như là bức tường ngăn cản các chính đảng nhỏ có thể tham gia vào Quốc hội. Do đó, hai chính đảng có số ghế nghị sĩ lớn tại Quốc hội tỏ ra khá lạnh nhạt, trong khi các chính đảng nhỏ lại tích cực hưởng ứng với việc cải cách cơ chế bầu cử.

Lựa chọn của ban biên tập