Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Kết thúc đàm phán chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ

2019-02-11

Tin tức

Kết thúc đàm phán chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ

Đàm phán Hàn-Mỹ về chia sẻ chi phí quâan sự đã đi đến hồi kết. Bởi hai nước đồng minh Hàn Quốc và Mỹ đều không muốn có sự mâu thuẫn nào về vấn đề “tiền” trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.


Đàm phán Mỹ-Triều về chia sẻ chi phí quân sự

Chi phí quân sự ở đây là phần đóng góp mà Hàn Quốc phải chi trả để duy trì quân đồn trú Mỹ, gồm các chi phí như tiền nhân công do liên quân Hàn-Mỹ tuyển dụng, chi phí xây dựng trong căn cứ quân đội Mỹ và tiền hỗ trợ quân nhu. Nội dung này được quy định trong Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ (SMA) gia hạn 5 năm một lần. Đây là lần đàm phán để ký kết hiệp định lần thứ X, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019.

Cuộc đàm phán được khởi động vào ngày 7/3 năm ngoái tại Honolulu, Hawaii và ngay từ đầu đã được dự báo sẽ rất căng thẳng. Bởi từ khi còn tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định sẽ nâng mức chi phí chia sẻ quân sự với các nước đồng minh. Trên thực tế, con số mà Washington đề xuất là 1.440 tỷ won (1,28 tỷ USD), cao gấp 1,5 lần so với mức chi phí chia sẻ hiện nay, với tỷ lệ tăng hàng năm là trên 7%. Từ trước đến nay, mức chia sẻ chi phí quân sự mỗi năm được tính dựa trên tỷ lệ lạm phát của năm trước đó. Ngoài ra, Mỹ cũng yêu cầu Hàn Quốc chi trả chi phí cho hạng mục mới về hỗ trợ tác chiến và chi phí triển khai vũ khí chiến lược để duy trì năng lực răn đe chiến tranh khi cần thiết như tàu sân bay hạt nhân hay tàu ngầm, máy bay ném bom chiếm lược tầm xa B-1B và B-52. Đáp lại, Hàn Quốc cho rằng mức nâng chi phí cần hợp lý hơn và cơ chế điều hành cũng cần được điều chỉnh theo mức tăng.


Gian nan quá trình đàm phán

Bất chấp chênh lệch lập trường khá lớn, Seoul và Bình Nhưỡng vẫn nỗ lực đàm phán tìm tiếng nói chung, ban đầu nghiêng theo hướng tăng mức chia sẻ chi phí quân sự lên một mức nhất định và không đưa thêm hạng mục chi trả mới về hỗ trợ tác chiến. Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, phía Mỹ đã đột ngột thay đổi lập trường khiến đàm phán song phương quay trở lại điểm xuất phát. Washington nhấn mạnh đây là ý kiến của lãnh đạo cấp cao nhất, yêu cầu rút ngắn thời hạn của Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ xuống còn một năm cùng mức chia sẻ chi phí quân sự là 1,25 tỷ USD, tương đương 1.410 tỷ won.


Thỏa thuận cuối cùng

Cuối cùng, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, Hàn Quốc và Mỹ đã kết thúc quá trình đàm phán liên quan. Hai bên cùng nhượng bộ một bước, đạt được nhất trí về tổng mức chi phí chia sẻ quân sự. Dù con số vượt mốc 1.000 tỷ won song vẫn ở dưới mức 1 tỷ USD. Mỹ cũng đã rút lại yêu cầu Hàn Quốc chi trả chi phí triển khai vũ khí chiến lược, còn Hàn Quốc chấp nhận thời hạn một năm cho hiệp định này.

Lựa chọn của ban biên tập