Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Hãng Fitch duy trì tín nhiệm AA- với Hàn Quốc

#Tiêu điểm kinh tế l 2020-10-12

ⓒ YONHAP News

Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của các nước giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu


Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Fitch ngày 7/10 công bố tiếp tục xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc là AA- và triển vọng tín nhiệm "ổn định", duy trì mức này kể từ tháng 9 năm 2012. Fitch nhận định không có yếu tố thay đổi đáng kể nào về xếp hạng tín nhiệm của Hàn Quốc trong vòng 6 đến 12 tháng tới. Trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới, Fitch có quan điểm thận trọng hơn cả, với đánh giá xếp hạng dựa trên tính bền vững tài chính. Nói cách khác, hãng này có xu hướng xếp hạng tín nhiệm thấp hơn so với các hãng đánh giá tín nhiệm khác. Việc Fitch duy trì tín nhiệm với Seoul trong khi hạ thấp xếp hạng tín nhiệm của các nền kinh tế lớn khác do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khẳng định uy tín quốc tế của nền kinh tế Hàn Quốc. 


AA- là xếp hạng cao thứ tư trên thang điểm tín dụng của hãng này. Bên cạnh Hàn Quốc, Anh, Hong Kong, Bỉ và Đài Loan cũng được xếp hạng AA-. Trên bảng xếp hạng của Fitch, có 10 nước trong đó có Đức, Singapore, Mỹ được xếp hạng cao nhất (AAA); ba nước gồm Phần Lan được xếp hạng ở mức cao thứ hai (AA+); và 5 nước trong đó có Pháp ở mức thứ ba (AA). Do suy thoái kinh tế toàn cầu bởi dịch COVID-19, ba hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch đã 211 lần hạ xếp hạng tín nhiệm và triển vọng tín nhiệm của 107 quốc gia trong năm nay. Nhà nghiên cứu Bae Min-geun thuộc Viện nghiên cứu kinh tế LG sẽ phân tích bối cảnh xung quanh đánh giá của Fitch. 


Trong quý I năm nay, Fitch đã hạ tín nhiệm của Anh từ AA xuống AA- với triển vọng tín nhiệm “tiêu cực”. Fitch cũng hạ tín nhiệm của Canada từ AAA xuống AA+, và điều chỉnh triển vọng tín nhiệm của Nhật Bản và Mỹ từ “ổn định” sang “tiêu cực”. Trên thực tế, nếu triển vọng tín nhiệm “tiêu cực” kéo dài một năm, thì xếp hạng tín nhiệm có thể bị hạ. Do đó, dù dịch COVID-19 lắng xuống trong nửa cuối năm nay hay nửa đầu năm sau, việc hạ tín dụng hoặc triển vọng tín nhiệm của các nền kinh tế lớn có thể tạo gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm tới hoặc xa hơn.  


Thách thức từ khoản nợ Chính phủ khổng lồ của Hàn Quốc


Quốc lạc quan hơn, lần lượt là AA và Aa2. Triển vọng tín nhiệm cũng ở mức “ổn định”, mức cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi. Trước đây, tín nhiệm của Hàn Quốc từng bị giảm do khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Tuy nhiên, bất chấp khủng hoảng do dịch COVID-19, ba hãng đánh giá tín nhiệm hàng đầu vẫn duy trì mức tín nhiệm của Seoul. Song các yếu tố rủi ro vẫn tồn tại. Fitch cảnh báo tỷ lệ nợ Chính phủ do chi tiêu ngân sách đối phó với già hóa dân số có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tài chính quốc gia. Ông Bae Min-geun cho biết. 


Nợ Chính phủ có thể tăng mạnh trong năm tới, nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép. Nợ hộ gia đình đang tăng nhanh và đáng lo ngại hơn. Năm 2019, nợ Chính phủ, nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp của Hàn Quốc lần lượt là 2,2 triệu tỷ won (1.923 tỷ USD), 1,6 triệu tỷ won (1.399 tỷ USD), và 1,1 triệu tỷ won (962 tỷ USD). Tổng cộng, nợ quốc gia của Hàn Quốc lên tới gần 5 triệu tỷ won, tức khoảng 4.300 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc, gấp ba lần GDP của Hàn Quốc. Do đó, nhiều ý kiến lo ngại liệu Seoul có đủ khả năng quản lý tình hình nợ quốc gia hay không.


GDP của Hàn Quốc tăng trưởng thứ hai trong OECD cộng Trung Quốc, Nga


Rủi ro địa chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc. Fitch chỉ ra rằng những nỗ lực ngoại giao để cải thiện quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng đã bị đình trệ suốt 6 tháng qua. Theo đó, các rủi ro liên quan đến Bắc Triều Tiên có thể ảnh hưởng đáng kể đến xếp hạng tín nhiệm của Hàn Quốc. Fitch đánh giá kinh tế Hàn Quốc sẽ giảm nhẹ trong năm nay với mức tăng trưởng -1,1%, tốt hơn nhiều so với mức trung bình -7,1% của các nước có mức tín nhiệm AA. Nền kinh tế Hàn Quốc giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xếp thứ hai sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng GDP trong 36 nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cộng với Trung Quốc và Nga. Nhà nghiên cứu Bae Min-geun giải thích. 


Hàn Quốc có thể chứng kiến GDP tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1998, thời điểm hứng chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Các tổ chức quốc tế và thị trường tài chính dự đoán kinh tế Hàn Quốc năm nay sẽ tăng trưởng -1% đến -2%, nhưng vẫn khả quan hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn nơi dịch COVID-19 lan rộng. Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Hàn Quốc trong việc khống chế thành công dịch bệnh mà không cần đóng cửa kinh tế. Xuất khẩu tháng 9 tăng trưởng lần đầu tiên sau bảy tháng cũng khiến nhiều người lạc quan về triển vọng kinh tế Hàn Quốc trong những tháng cuối năm. 

 

Những bài toán cấp bách đặt ra cho Seoul 


Tình hình kinh tế Hàn Quốc tương đối tốt bất chấp đại dịch COVID-19. Dù vậy, cũng không thể quá lạc quan trong những quý tiếp theo khi làn sóng COVID-19 thứ hai bùng phát từ tháng 8, khiến Chính phủ phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội chặt chẽ hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc và thị trường tài chính toàn cầu là tình hình dịch bệnh trên thế giới, sức khỏe của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhiễm COVID-19, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và các kế hoạch của Washington. Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, vấn đề cấp bách đối với Seoul là các biện pháp khắc phục khó khăn. Ông Bae Min-geun nhận định.  


Tại Hàn Quốc, các biện pháp bơm tiền của Chính phủ đã nhanh chóng giúp giảm bớt tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài, Seoul cần chuẩn bị cho quá trình thay đổi nhân khẩu học, với tình trạng già hóa dân số dự kiến sẽ tăng tốc do dịch COVID-19. Một nhiệm vụ khác là làm thế nào để chuẩn bị cho tương lai. Việc thiếu lao động chất lượng cao có thể làm giảm hiệu quả kinh tế và cản trở tăng trưởng. Hàn Quốc cần duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp công nghệ thông tin làm trung tâm, đặc biệt là lĩnh vực chíp bán dẫn. Nhưng việc lĩnh vực sản xuất đang bị Trung Quốc soán ngôi sẽ làm mất đi thị phần của Hàn Quốc trên thị trường toàn cầu. Tôi cho rằng cần nâng cao khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực này bằng cách cung cấp chương trình đào tạo phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động tự do, sáng tạo hơn.    


Còn quá sớm để Hàn Quốc có thể “kê cao gối”. Tương tự cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á cuối những năm 1990, mỗi khi xếp hạng tín dụng bị hạ thấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ tăng, gây ra căng thẳng tài chính, dẫn đến vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng. Hàn Quốc phải mất 13 năm mới lấy lại mức tín nhiệm như trước cuộc khủng hoảng tài chính. Chính phủ Hàn Quốc cần phân tích các yếu tố rủi ro, đưa ra các hành động phù hợp, kịp thời.

Lựa chọn của ban biên tập