Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Quê nhà Tongyeong (Ban Soo-yeon)

2023-02-14

ⓒ Getty Images Bank

Khi chuông điện thoại vang lên, tôi đang ngủ say. Tầm hai tiếng trước, tôi vừa nốc sạch hai chai rượu, cơn say dai dẳng khiến đầu óc tôi ong ong. Chẳng hiểu sao tôi lại nhớ đến mẹ.


“Taek ơi!” 

 “Mẹ à?” 

 “Là chị đây. Mẹ vừa mất rồi.” 


Tôi lắc lắc đầu thật mạnh. Đang định đợi trời sáng thì sẽ giải quyết mấy việc rồi bay về Hàn Quốc. Vậy mà mẹ đã mất rồi ư? Tôi đã do dự khi nghe tin mẹ không còn sống được bao lâu nữa. Thế là rốt cuộc, không về được bên mẹ trong phút lâm chung rồi.



Khi công việc không suôn sẻ, tôi chỉ muốn quay về nằm dài nghỉ ngơi; khi thành công, thuận lợi, cũng lại hí hửng muốn khoe với mọi người ở quê đầu tiên. Nhưng tôi không trở về. Không phải vì người mẹ đã nuôi tôi trong “hang cọp”, cũng không phải vì người bố chưa gọi tên tôi lấy một lần, chỉ là vì, tôi có cảm giác mình không thể được là chính mình ở nơi ấy, nơi đã chứng kiến, nơi có ký ức mà không bao giờ tôi cho phép bản thân quên đi. Tôi không thể chịu được cảnh phải sống với thân phận đã được những người ở đó định đoạt sẵn cho mình. 


일이 안 풀릴 때는 고달파서 와서 드러눕고 싶었다.

일이 잘 풀릴 때는 제일 먼저 자랑하고 싶어서 어깨가 들썩 거렸다.

하지만 나는 돌아오지 않았다.

동굴 속에서 나를 키운 어머니가 있어서도,

한 번도 내 이름을 불러주지 않았던 아버지가 있어서도 아니었다.

그 모든 것은 목격하고 무수히 해석하고 기억하며,

망각을 허락하지 않는 이 곳에서 나는 나로 살 수 없을 것 같았다.

그들의 머리 속에서 이미 규정 지어진 내 팔자를 

견딜 수가 없을 것 같았다. 



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Ở cuối tác phẩm, dường như mối tủi hờn buộc chặt lấy trái tim Hyun-taek bấy lâu nay mới được nới lỏng ra đôi chút. Hyun-taek cảm nhận có ai đó đang vuốt ve bàn tay bị cụt hai ngón mà mình cố tình che giấu, và chắc hẳn đến một lúc nào đó trong cuộc đời, anh có thể thoải mái xòe được bàn tay bị thương ấy. Đoạn kết này khẳng định sức mạnh của quê hương. Có người rời quê vì hoàn cảnh bất khả kháng, có người lại bỏ quê vì những ám ảnh, đau thương trong quá khứ như Hyun-taek. Nhưng trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc ngoảnh về nhớ quê, vì quê hương là chùm khế ngọt, là cội nguồn sinh dưỡng.



“Sau khi em đi ra nước ngoài, mẹ Hyun-cheol mất. Cậu ấy tìm đến và nói muốn chăm sóc mẹ như mẹ đẻ, và cậu thấy mình cũng có một phần lỗi khi khiến em không thể sống ở quê. Cậu ấy nói, mẹ cứ coi mình như Hyun-taek. Ban đầu mẹ không đồng ý, nhưng về sau cũng quý lắm. Gọi nhau là mẹ con, những ngày lễ Tết, ngày cha mẹ, chuyển mùa… cậu ấy cũng đến biếu con cá, chút quà, chu đáo lắm.” 


Tiếng kể thủ thỉ của chị ngọt ngào như lời ru.


“Taek này, em xòe tay ra chứ. Ngủ mà vẫn nắm tay thế hả?” 


Có ai đó sờ vào tay tôi, nhưng không biết là mẹ hay chị, là mơ hay thật.


“니 이민 가고, 저거 엄마 돌아가시고 찾아왔더라.

어무이처럼 모시고 싶다꼬.

현택이를 이 땅에 못 살게 만든 건 지 탓도 있을 끼라꼬.

지를 현택이처럼 생각하라꼬.

처음에는 펄펄 뛰던 엄마도 나중에는 제법 잘 지냈다.

어무이, 어무이 하면서, 명절 때나 어버이날이나 계절 바뀔 때마다

생선이고 뭐고 표 안 나게 많이 챙깄다...”


누나의 소곤거리는 목소리가 자장가같이 달콤했다.


“택아, 주먹 좀 펴고 자라.

자면서도 주먹을 쥐고 자노” 


누군가가 손을 만지작거린다고 생각했지만

그것이 어머니인지 누나인지, 꿈인지, 생시인지,

나는 도무지 알 수 없었다.




Đôi nét về tác giả Ban Soo-yeon 

- Sinh năm 1966 tại thành phố Tongyeong, tỉnh Nam Gyeongsang.

- Đăng đàn với tác phẩm “Vườn tưởng niệm” năm 2005.

Lựa chọn của ban biên tập