Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Hỷ nộ ái lạc của người dân Hàn Quốc trong ngày hè

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-06-15

Âm điệu ngàn xưa

Hỷ nộ ái lạc của người dân Hàn Quốc trong ngày hè

Người nông dân Hàn Quốc và mùa hè

Mới hôm nào chúng ta còn hồ hởi chào đón những thời khắc đầu tiên của năm mới 2023 thế mà giờ đây đã bắt đầu cảm thấy cái nắng hè ngày một trở nên gay gắt và thời gian mặt trời lặn cũng dần muộn đi. Xưa kia ở bán đảo Hàn Quốc, mùa hè là mùa người nông dân bận bịu nhất trong năm. Ở phía Nam Hàn Quốc, nơi có thể trồng lúa hai vụ, thì giờ là lúc họ thu hoạch kiều mạch và cấy lúa gạo. Nếu cấy sau tiết hạ chí, lúa sẽ không đủ thời gian sinh trưởng. Thế nên mức độ bận rộn của người nông dân trong dịp này được ví như “que khều bếp củi cũng phải vắt chân lên cổ mà chạy”. Hạ chí đi qua, nỗi lo tháng mưa ngâu rình rập. Lúc cấy thì lo không đủ mưa. Khi mùa mưa đến thì lo lúa bị ngập nước. Cũng nhờ những chuỗi ngày chạy tới chạy lui, đổ mồ hôi sôi nước mắt và sự nhọc nhằn, lo lắng này nên vào cuối thu, người nông dân có thể hân hoan trong niềm vui hạnh phúc của một vụ mùa bội thu. 


Âm nhạc, tiếng ve, núi và nước trong tâm tình người dân Hàn Quốc

Sáo trúc dọc Piri là loại nhạc khí có thể chơi trong các nhã nhạc cung đình uy nghi long trọng cũng như tấu đệm cho các giai điệu dân ca Minyo hay vũ điệu múa mặt nạ Talchum. Có lẽ là vì gần như có thể đóng vai trò âm thanh chủ đạo cho mọi thể loại âm nhạc và có thể giao hòa với nhiều loại nhạc cụ phương Tây như đàn ghi ta hay đàn accordion. Ở Hàn Quốc, nói đến mùa hè, người ta thường nhớ đến tiếng ve. “Ssareum” là từ chỉ “ve sầu” và cũng là tiêu đề của một khúc dân ca vùng Seodo (hai tỉnh Hwanghae và Pyeongan nay thuộc địa phận của Bắc Triều Tiên). “Ssareum” vốn là tiếng kêu của loài ve sầu Sseureurami. Dân ca Minyo “Ssareum Taryeong” (Khúc hát ve sầu) của vùng Seodo có ca từ như sau:


Ve kêu chốn rừng xanh núi thẳm nghe sao buồn

Ve ve ve, cả ngươi và ta đều tan chảy

Ve ve ve, tiếng ve kêu, làm ta nhớ quê nhà

Ve ve ve, cả ngươi và ta đều tan chảy


Ở Hàn Quốc, tháng 7 và tháng 8 là kỳ nghỉ hè. Mọi người sẽ tất bật lựa chọn địa điểm để đi nghỉ dưỡng cùng gia đình, bạn bè. Các bạn thích biển hay núi ạ? Trong sách Luận ngữ có câu “Trí giả lạc thủy. Nhân giả lạc sơn” có nghĩa là bậc trí tuệ thì vui với sông nước, người nhân từ thì vui với núi nonCòn quý vị sẽ chọn gì ạ? Khúc hát “Daenamu sup” (Rừng tre) mang âm hưởng của những ngọn gió luồn lách trong rừng tre xanh bạt ngàn được sáng tác dựa trên khúc thi ca Suyangsanga” (Khúc hát núi Thú Dương) của đại văn hào Lý Thái Bạch của nhà Đường Trung Quốc, và bổ sung thêm đoạn như sau:


Khu rừng của người trẻ tuổi đầy ắp khát khao

Đi tìm lãng mạn cùng bầu nhiệt huyết

Người đi tìm tình yêu, người lại mệt mỏi vì tình yêu

Người tìm chỗ dựa, người lại muốn rời đi


* Nhạc phẩm “Siganeui Chum” (Điệu nhảy của thời gian) / Choi Myeong-hwa (sáo trúc dọc Piri)

* Khúc hát “Ssareum” (Ve sầu) / Lee Han-cheol 

* Khúc hát “Daenamu sup” (Rừng tre) / Jang Myeong-seo

Lựa chọn của ban biên tập