Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Một số giai điệu dân ca độc đáo của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-06-22

Âm điệu ngàn xưa

Một số giai điệu dân ca độc đáo của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Câu ca tiếng hát thấm đượm trong đời sống thường nhật của người Hàn Quốc xưa

Người Hàn Quốc xưa kia thường dùng vải gai Mosi hoặc Sambae để may quần áo mặc vào mùa hè. Mosi và Sambae đều là loại vải được dệt bằng sợi cây gai. Nhưng Sambae được dệt bằng sợi cây gai dầu (hemp) còn Mosi thì được dệt bằng sợi cây gai xanh (ramie). So với vải gai Sambae, vải gai Mosi trắng và đẹp hơn nhiều. Trong số các loại vải gai Mosi ở Hàn Quốc, vải gai của vùng Hansan, gọi là Hansan semosi thuộc tỉnh Nam Chungcheong là nổi tiếng nhất vì mỏng và đẹp. Trang phục truyền thống Hanbok được may bằng vải gai mỏng Semosi đem trụng vào nước rồi vắt kiệt thì chỉ vo lại bằng một rúm tay. Quần áo vải gai Semosi đem gột hồ rồi là phẳng phiu trông chẳng khác gì bộ cánh chuồn chuồn. Ăn vận bộ đồ Hanbok bằng vải Semosi vốn được coi là thói xa xỉ nhất của người phụ nữ thời xưa ở Hàn Quốc. Vùng Goheung thuộc tỉnh Nam Jeolla có một khúc hát mang tên vải gai của vùng Hansan là “Hansan semosi”. Khúc hát có đoạn:


Vải dễ nhàu, cuốn rộng cạp lên

Hansan semosi như cánh ve cánh chuồn chuồn

Mặc váy đẹp ta đi xem gánh Sadangpae biểu diễn


Nữ nhi ăn diện váy áo đẹp đi xem hội mà gặp được cả ý trung nhân nữa thì còn gì bằng đúng không ạ? 

Xưa kia ở Hàn Quốc, làng nào cũng có người hát hay hát giỏi mặc dù không được học hành đào tạo chính thức ở trường lớp nào. Có lẽ là vì khi dệt vải họ cũng hát, lúc làm việc đồng áng, làm cỏ hay nghỉ tay họ cũng ca. Câu ca tiếng hát như luôn hiện diện trong đời sống thường nhật của người nông dân. Đặc biệt là đảo Jindo ở tỉnh Nam Jeolla nổi tiếng có nhiều người hát hay và hay hát. Cho đến giờ, cứ ra chợ gặp bất cứ người nào và giữ họ lại rồi yêu cầu hát thì có thể họ sẽ hát ngay một cách tự nhiên mà không hề e ngại. Truyền rằng, xưa kia ở nơi đây, cứ hễ có người lạ nào đi qua làng là lại bị các bà các mẹ đang làm đồng gọi thử hát vài ba khúc cho vui. 


Người dân Hàn Quốc xưa và nay gửi lời tâm tình vào câu hát

Aririang vùng Jindo “Jindo Arirang” là khúc dân ca tiêu biểu nhất trên bán đảo Hàn Quốc, được danh nhân Park Jong-gi, người sáng tạo ra dòng nhạc Sanjo dành cho sáo trúc ngang lớn Daegeum, biến tấu từ khúc dân ca “Sanaji Taryeong” của vùng Namdo (tức các tỉnh Jeolla). Khúc dân ca này thường được mọi người cùng hát lúc tan đám vui hay cuộc hội. Dân ca Jindo Arirang được hát nối mỗi người một câu như theo lối tâm sự nên câu chuyện nói xấu mẹ chồng hay khoe khoang con trai tài giỏi con gái xinh đẹp sẽ tự nhiên được đưa vào câu hát. Nó làm tăng thêm hương vị cuộc sống và tạo động lực giúp con người đứng vững giữa sóng gió cuộc đời. Gần đây, nhóm nhạc truyền thống Noollyang đang tiến hành sưu tầm dân ca của các vùng miền. Trong số này có thể kể tới khúc dân ca Arirang các vùng biển đảo. Trong đó có đảo Nabal, là hòn đảo thuộc thành phố Yeosu, tỉnh Nam Jeolla. Khúc dân ca có đoạn:


Tên tôi là Kim Won-ja, là Xuân Hương đẹp nhất trên đảo

Tôi sống vui vẻ, hàng ngày tới câu lạc bộ người cao tuổi đánh tổ tôm và cùng mọi người xem vô tuyến

Chân hơi đau nhưng tôi sống hạnh phúc với ông lão nhà tôi


Tên tôi là Han Eung-yeop, tôi xinh nhất trong 10 anh chị em

Tôi bị đau chân, hơi lo, nhưng nghĩ đến con trai lớn hiếu thảo làm tôi khỏe ra

Không ham sống tới 100 tuổi chỉ mong sống cùng gia đình


Thế à, thế à, ta thực sự không biết được đây

Chẳng nhẽ, chẳng nhẽ, chẳng nhẽ lại là vậy hỡi người thương


* Khúc hát “Hansan semosi” (Vải gai Semori vùng Hansan) / cụ bà Jeong Yeong-yeop 

* Khúc dân ca Jindo Arirang / Kim Yong-wu và người dân đảo Jindo

* Khúc dân ca trên đảo Nabal / nhóm nhạc truyền thống Noollryaeng và người dân đảo Nabal

Lựa chọn của ban biên tập