Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Hoa mai trong dân ca ở Hàn Quốc thời hiện đại

#Âm điệu ngàn xưa l 2024-01-18

Âm điệu ngàn xưa

Hoa mai trong dân ca ở Hàn Quốc thời hiện đại
Mai tháng Chạp
Thi sĩ Shin Heum trong thời trung kỳ triều đại Joseon (tức thế kỷ XVI, XVII) làm thơ “Gỗ cây ngô đồng ngàn năm vẫn giữ được âm thanh của mình. Hoa mai dù sống trong giá rét cũng không đánh mất hương thơm vốn có. Trăng có khuyết ngàn lần cũng không bao giờ thay đổi bản chất. Cây liễu có bẻ cành trăm lần thì cành mới vẫn cứ mọc lên”. Xưa kia các học giả trên bán đảo Hàn Quốc hay làm thơ về các chủ đề như cây ngô đồng, hoa mai, trăng, liễu và các vị thần tiên. Đặc biệt, họ mến mộ hoa mai và ví von nhành mai tỏa hương thoang thoảng trong băng giá với phẩm hạnh của các vị thần tiên. Hiện giờ, cái lạnh của mùa đông vẫn còn nấn ná nhưng ở một số nơi hoa mai đã vội nở. Theo chữ Hán, tháng 12 âm lịch cuối năm còn được gọi là Napwol (Lạp nguyệt), tức tháng Chạp. Vì vậy, hoa mai nở trong tháng Chạp được gọi là Napwolmae (Lạp nguyệt mai). 

[Đa dạng biểu cảm trong dân ca Minyo ở Hàn Quốc]
Trong các giai điệu dân ca của Hàn Quốc có khúc “Geondeureong Taryeong” miêu tả dáng vẻ đi đứng khuỳnh khoàng của cô gái chưa chồng đi tới khắp mọi nẻo ở Seoul để buôn bán, thể hiện sức bươn trải trong đời sống thường nhật của người con gái thời xưa. Rằng:

Cô gái chưa chồng ở Wangsimni đi buôn rau
Cô rao có ai mua dương sỉ Gosari, Dureup với rau rừng
Cô gái chưa chồng ở Nugakgol đi buôn túi
Cô rao có ai mua túi đựng thuốc lá hay không
Cô gái chưa chồng ở Aeogae đi buôn dải ruy băng quấn tóc Manggeon
Cô rao bán đủ loại Manggeon và có cả Manggeon bằng tóc

Các giai điệu dân ca Jeongseon Arirang (Arirang của vùng Jeongseon) có thể chia thành hai dòng lớn là dòng Arari được người dân của các địa phương ở vùng Jeongseon (tỉnh Gangwon) hát từ xa xưa theo lối từ nhịp điệu chậm rồi nhanh dần lên và dòng “Yeokgeum Arari” vốn có nhịp điệu nhanh như đọc rap rồi bỗng chậm lại ở đoạn cuối. Dân ca “Yeokgeum Arari” được các ca sĩ hát nhạc truyền thống ở Seoul và tỉnh Gyeonggi hát cũng được gọi là dân ca Arirang của vùng Jeongseon. 

* Giai điệu dân ca “Maehwa Taryeong” (Khúc hát hoa mai) / Song So-hee, ban nhạc truyền thống Mặt trăng thứ hai 
* Khúc dân ca “Geondeureong” (Đi đứng khuỳnh khoàng) / Chae Su-hyeon, ban nhạc VOLOSI của Ba Lan 
* Khúc dân ca Jeongseon Arirang / nhóm Gozze

Lựa chọn của ban biên tập