Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử

Kim Man-deok, Nữ tổng giám đốc(CEO) đầu tiên của Joseon

2010-09-17

<b>Kim Man-deok</b>, Nữ tổng giám đốc(CEO) đầu tiên của Joseon
Kim Man-doek - nhân vật được tiến cử in trên tờ tiền mới
Vào năm 2007 khi quyết định chuẩn bị phát hành tờ tiền mới có mệnh giá 50.000 won, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành trưng cầu dân ý về việc sẽ chọn nhân vật nào cho thiết kế trên tờ tiền đó. Khi ấy, người dân đảo Jeju đã tích cực tiến cử một nhân vật nữ cuối thời Joseon có tên gọi Kim Man-doek. Nếu nói đến các nữ nhân vật của thời kỳ Joseon thì đa số biết nhiều đến những nhân vật trong hoàng thất như hoàng hậu In-soo(1437~1504), hoàng hậu Jang Hee-pin(?!~1701), quý phi họ Hong cung Hae Kyeong(1735~1815), Hoàng hậu Myeong-seong hay những nữ nhân vật văn hay chữ tốt như Shin Sa Im-dang(1504~1551), Hor Nan Soel-hon(1563~1589), Hwang Jin-yi(?~?)… chứ cái tên Kim Man-deok thì khá xa lạ với nhiều người. Vậy nhân vật ấy đã để lại thành tựu gì mà lại được người dân tiến cử làm nhân vật đại diện cho đảo Jeju?

Thương gia giàu có của Jeju
Sinh ra trong một gia đình thường dân vào năm 1739 nhưng bố mẹ mất sớm, Kim Man-deok làm con gái nuôi của một kỹ nữ, bà nổi tiếng một thời ở vùng đảo Jeju nhờ khả năng ca vũ giỏi giang hơn người. Lớn lên, sau khi tự mình yêu cầu sở huyện khôi phục thân phận, bà bắt đầu bước vào con đường buôn bán. Vào thời kỳ Joseon khi mà người phụ nữ không có cơ hội phát huy năng lực thì việc một nữ thương nhân buôn bán kiếm tiền là trường hợp rất ngoại lệ. Ngoài ngành nông nghiệp truyền thống, Kim Man-deok còn nắm bắt được sự thay đổi của thế kỷ 18 khi nhận thức về kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và lưu thông hàng hoá. Bà đã bắt tay vào việc bán buôn và thương mại bến cảng vốn là nền tảng của kinh tế thương nghiệp và lưu thông, bà đã tỏ ra có năng lực trong việc nhập gạo từ bên ngoài vào Jeju hay mua bán muối là thứ mà ở Jeju không sản xuất rất đúng thời điểm. Đặc biệt, thay vì việc chỉ đi thuyền tới những địa điểm gần như Naju hoặc Youngam rồi đi ngựa là phương pháp duy nhất để đưa những sản vật của Juju tới được vùng đất liền Ganggyeong thì bà đã vượt biển Chilsan bằng thuyền để chuyên trở hàng hóa tới tận Ganggyeong và nhờ việc khai phá lộ trình lưu chuyển này mà bà trở thành người phụ nữ giàu có nhất đảo Jeju lúc bấy giờ. Tuy nhiên, kỹ nữ Kim Man-deok thủa nào còn nổi tiếng khắp thiên hạ bởi một lý do khác.

Hiến toàn bộ tài sản cứu sống người dân đảo Jeju
Vào năm 1792, đảo Jeju liên tiếp mất mùa và bão lũ khiến người dân điêu đứng trước nạn đói. Năm 1794 người dân nơi đây tiếp tục hứng chịu thiệt hại bởi gió to và nước lớn nên nạn chết vì đói ngày càng trầm trọng. Viên quan sứ vùng Jeju đã thỉnh cầu lên triều đình cấp 20 nghìn bao gạo cứu đói nhưng khi 12 con thuyền trở 5000 bao gạo cứu đói đang trên đường tới Jeju thì gặp nạn và có tới 5 thuyền bị đắm. Do vậy mà 170 nghìn người dân Jeju phải chết vì đói, thi thể của họ chất như núi trên đường đi. Lúc ấy Kim Man-doek đã ra tay cứu người. Bà đã dùng toàn bộ số tiền mình tích cóp được nhờ nghề buôn bán để mua 500 bao gạo cứu người dân Jeju đang đói khát. Tin này được lưu truyền, ở đảo Jeju còn có bài hát ca ngợi “Bà Man-doek là người đã cứu sống chúng ta”, Viên quan sứ đã bẩm báo việc này lên triều đình. Nhà vua Jeong-jo(Thành Tổ,1776~1800) lúc bấy giờ cảm kích với nghĩa cử của Man-doek nên đã ban thưởng cho nàng một nguyện vọng. Nguyện vọng của Man-doek không phải là đòi nâng cao thân phận cho mình hay miễn thuế buôn bán. Bà đã trả lời rằng không mong ước gì hơn là được tới Hanyang(Hán Dương) thăm hoàng cung nơi đức vua ngự trị rồi tới ngắm cảnh núi Geumgang. Đức vua đã thuận theo ước nguyện của Man-deok mong muốn phá luật lệ thời bấy giờ quy định nghiêm ngặt về việc cấm ra vào đảo của người dân Jeju. Vua còn lệnh cho tất cả các huyện sở - những nơi mà Man-deok đi qua từ đảo Jeju tới Hanyang đều phải đón tiếp nàng nồng hậu. Trên mỗi con đường mà Man-deok đi qua người dân đều đổ dồn ra ca ngợi người phụ nữ đã làm những việc đáng khâm phục ấy. Cái tên Man-deok nổi tiếng tới mức khiến tể tướng Jae chae-gong(1720-1799) đã ghi lại những câu chuyện về cuộc đời của bà trong cuốn “Man-deok truyện”. Hai học giả nổi tiếng đương thời là Park Chae-ga(1750-1805) và Jeong Yak-yong(1762-1836) cũng sáng tác thơ về Man-deok. Là nữ tổng giám đốc được kính trọng, là người tham gia hoạt động xã hội như vậy nhưng bà đã ra đi vào năm 1812 mà chỉ để lại 1 chút rất ít tài sản cho người con trai nuôi của bà. Người dân đảo Jeju giờ vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ nói về bà.

Bà Man-deok, người mẹ vĩnh viễn của Jeju
Đảo Jeju vốn sở hữu nhiều truyện thần thoại ca ngợi những vị thần sinh ra từ đói nghèo và hiểm nguy. Hàng chục năm, trước khi trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi đây đã tồn tại một nhân vật được người dân tôn kính chẳng kém gì thần linh. Đó chính là Kim man-deok - chủ nhân của câu tục ngữ “Kiếm tiền thì vất vả và tiêu thì quảng đại như Man-deok”. Đến tận bây giờ ở đảo Jeju hàng năm vẫn mở lễ hội Kim Man-deok để nhớ ơn công đức của bà. Và còn tổ chức các chương trình như “Quyên góp 1 nghìn bao gạo, 1 vạn bao gạo chia sẻ”. Tự mình thay đổi số mệnh, có khả năng lãnh đạo, thức tỉnh thời cuộc đồng thời là nhà doanh nghiệp sáng suốt, người đi đầu trong phong trào hiến tặng xã hội, cùng với những hình tượng người phụ nữ cách tân trong các gia đình quyền quý khác như Shin Sa Im-dang, Hor Nan Soel-hon, Kim Man-deok đã làm phong phú thêm kho tàng lịch sử phụ nữ thời Joseon.

Lựa chọn của ban biên tập