Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Cân nhắc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên thông qua tổ chức quốc tế

2019-05-14

Tin tức

Cân nhắc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên thông qua tổ chức quốc tế

Hàn Quốc có khả năng cao sẽ viện trợ nhân đạo về lương thực cho Bắc Triều Tiên thông qua các tổ chức quốc tế. Ngay từ đầu, Seoul đã nhấn mạnh đến quyết tâm viện trợ trực tiếp lương thực cho Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trước sức ép của dư luận trong nước sau vụ thị uy vũ khí của miền Bắc gần đây, Chính phủ Hàn Quốc có vẻ như đang chuyển hướng sang hình thức viện trợ gián tiếp.


Tình trạng thiếu lương thực của miền Bắc

Tình trạng thiếu lương thực của Bắc Triều Tiên được đánh giá là hết sức tồi tệ trong 10 năm trở lại đây. Chương trình lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã công bố tài liệu cho biết miền Bắc thiếu đến 1,36 triệu tấn lương thực trong năm nay. Tổng thư ký Chương trình lương thực thế giới David Beasley, đang trong chuyến thăm Hàn Quốc, khẳng định số liệu trên là kết quả của đợt khảo sát thực địa gần đây. Vào cuối tháng 3 vừa qua, ông David Beasley đã dẫn đầu nhóm khảo sát chung của WFP và FAO đến Bắc Triều Tiên thực hiện đợt khảo sát thực tế. Tổng thư ký David Beasley cho biết Bình Nhưỡng lần này đã cho phép nhóm khảo sát tiếp cận trên một phạm vi rộng nhất từ trước đến nay.


“Cần tăng nguồn vốn viện trợ cho miền Bắc”

Ông Beasley nhận định, tình trạng suy dinh dưỡng đang lan truyền rộng rãi, đe dọa đến trẻ em miền Bắc ở mọi lứa tuổi. Có thể nói, cứ mỗi 5 trẻ em Bắc Triều Tiên, thì có một em phát triển chậm về thể chất và nhận thức. Do đó, nếu không được viện trợ lương thực, tình hình mới được cải thiện được phần nào trong thời gian gần đây có thể quay trở lại vạch xuất phát. Về lâu dài, Tổng thư ký David Beasley nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống đối phó linh hoạt trước thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Ngoài ra, nguồn vốn viện trợ lương thực cần thiết cho miền Bắc trong 3 năm tới cần được tăng thêm. Sau chuyến khảo sát thực địa, Chương trình lương thực thế giới nhận định cần phải tăng hơn nguồn vốn viện trợ cho Bắc Triều Tiên so với ước tính ban đầu là 160 triệu USD.


Kế hoạch viện trợ lương thực của Hàn Quốc

Về phần mình, Seoul đã viện trợ cho Bình Nhưỡng hơn 2,5 triệu tấn gạo, chủ yếu vào khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007. Trong đó, ngoại trừ năm 2001 và năm 2006, Hàn Quốc đã viện trợ mỗi năm từ 300.000 tấn đến 500.000 tấn gạo bằng hình thức cho vay vốn viện trợ, với quy mô lên tới 2,4 triệu tấn. Ngoài ra, để hỗ trợ miền Bắc khắc phục thiệt hại do lũ lụt, Hàn Quốc cũng viện trợ miễn phí 100.000 tấn gạo vào năm 2006 và 5.000 tấn gạo trong năm 2010.

Ban đầu, khi mới đề cập đến việc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên, Chính phủ cân nhắc hỗ trợ trực tiếp với quy mô 100.000 tấn gạo. Trong trường hợp viện trợ trực tiếp, thì Hàn Quốc cần phải thảo luận với phía miền Bắc. Chính phủ kỳ vọng đây sẽ là xuất phát điểm để thực hiện vai trò trung gian nhằm nối lại đàm phán Mỹ-Triều. Trong cuộc điện đàm vào ngày 7/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về kế hoạch viện trợ lương thợ cho miền Bắc.


Khó khăn

Tuy nhiên, trong ngày 4/5 và 9/5 vừa qua, Bình Nhưỡng liên tiếp thực hiện các vụ phóng thử nhiệm tên lửa tầm ngắn, khiến cục diện trở nên xấu đi. Ngoài ra, thông qua các cơ quan ngôn luận, dư luận trong nước còn chỉ trích kế hoạch của Chính phủ về viện trợ nhân đạo lương thực cho Bắc Triều Tiên, cho rằng Chính phủ đã lấy một vấn đề cơ bản ra để phô trương “chủ nghĩa nhân đạo”.

Theo đó, kế hoạch viện trợ lương thực đã bị cản trở bởi dư luận trong nước và các động thái khiêu khích gần đây của miền Bắc. Việc Chính phủ bất chấp tình hình, không từ bỏ việc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên là bởi đây là vấn đề mang tính nhân đạo. Hơn nữa, việc viện trợ nhận đạo là một dự án cấp bách, không thể bỏ lỡ thời điểm được. Bởi viện trợ nhân đạo kịp thời có thể trở thành phương án giúp Hàn Quốc tránh được sự phản đối của dư luận, cũng như của cả Bắc Triêu Tiên.

Lựa chọn của ban biên tập