Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Khoa học

Nhóm nghiên cứu Hàn-Ba Lan phát hiện hành tinh mới ngoài Hệ mặt trời

Write: 2020-10-30 15:23:28Update: 2020-10-30 16:31:31

Nhóm nghiên cứu Hàn-Ba Lan phát hiện hành tinh mới ngoài Hệ mặt trời

Photo : YONHAP News

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm thám hiểm hành tinh ngoài Hệ mặt trời Hàn Quốc (KMTnet - Korea Microlensing Telescope Network) và đại học Warsaw Ba Lan ngày 30/10 đã công bố một phát hiện về "hành tinh du mục" ngoài Hệ mặt thời, tức hành tinh không có quỹ đạo và có kích thước nhỏ hơn Trái đất.

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 4.000 hành tinh ngoài Hệ mặt trời. Hầu hết các hành tinh ngoài Hệ mặt trời và trong Hệ mặt trời có nhiều điểm khác nhau, nhưng có một điểm chung là đều di chuyển quanh một ngôi sao chủ trong vùng quỹ đạo. Hành tinh ngoài Hệ mặt trời không tự phát ra ánh sáng nên hầu như không thể phát hiện bằng quan sát thông thường mà phải quan sát bằng hiện tượng thấu kính hấp dẫn (gravitational microlensing).

Thấu kính hấp dẫn là phương pháp theo dõi thay đổi về độ sáng của các ngôi sao khi các hành tinh bay ngang qua, giúp đo được kích cỡ của hành tinh.

Tuy nhiên, hành tinh du mục được phát hiện lần này không có ngôi sao chủ quay quanh, kích thước cũng rất nhỏ nên khó phát hiện bằng phương pháp thông thường. Theo lý thuyết hình thành của hành tinh, một hành tinh du mục không có quỹ đạo chỉ có khối lượng bằng một phần ba cho đến tương đương Trái đất.

Mặc dù, các nhà nghiên cứu quan sát thấy có hiện tượng thấu kính hấp dẫn, song hành tinh này có khối lượng nhỏ hơn nhiều so với các ngôi sao hoặc hố đen (black hole) nên ánh sáng cũng như độ thay đổi ánh sáng yếu, thời gian diễn ra ngắn.

Hiện tượng thấu kính hấp dẫn lần này có thời gian ngắn nhất trong số các hiện tượng thấu kính hấp dẫn từng quan sát được, chứng tỏ kích thước của hành tinh du mục này cũng rất bé.

Sau khi phân tích dữ liệu quan sát, các nhà khoa học phát hiện hành tinh này tương đương với Sao Hỏa và có kích thước nhỏ nhất trong số các hành tinh du mục ngoài Hệ mặt trời đã được phát hiện. Nếu lấy hành tinh này làm trung tâm, trong bán kính 8 AU tương đương 1,2 tỷ km, không có ngôi sao nào được tìm thấy.

AU là đơn vị thiên văn được tính bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời (AU = 150 triệu km).

Phát hiện về hành tinh du mục ngoài Hệ mặt trời lần này góp phần mở rộng sự hiểu biết của con người về quá trình hình thành và phát triển của Hệ mặt trời cũng như hệ hành tinh "non trẻ".

Lựa chọn của ban biên tập