Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Kinh tế

Fitch: “Kinh tế Hàn Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong trung hạn”

Write: 2021-10-21 04:28:26Update: 2021-10-21 17:27:55

Fitch: “Kinh tế Hàn Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong trung hạn”

Photo : YONHAP News

Trong buổi hội thảo trực tuyến ngày 20/10 do Trung tâm tài chính quốc tế, Hãng đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp Hàn Quốc (Korearatings) đồng tổ chức, Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Fitch nhận định nền kinh tế Hàn Quốc cho thấy khả năng phục hồi đáng kể trong đại dịch COVID-19 và dự đoán đà tăng trưởng này sẽ còn vững chắc trong trung hạn.

Fitch đánh giá bất chấp dịch COVID-19 lan rộng toàn thế giới, Hàn Quốc lại là nước được hưởng lợi lớn từ lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu do nhu cầu chíp bán dẫn và thiết bị điện tử bùng nổ toàn cầu. 

Nhà nghiên cứu phụ trách xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Fitch Jeremy Zook cho biết nếu nhìn vào số liệu xuất khẩu của Hàn Quốc thời gian gần đây có thể thấy xuất khẩu của Seoul đang ở mức cao nhưng không tiếp tục tăng. Mức tồn kho mặt hàng lâu bền như ô tô, đồ nội thất trên toàn thế giới không quá nhiều và nguồn cung chíp bán dẫn vẫn thiếu. Điều này sẽ giúp Hàn Quốc duy trì thành tích xuất khẩu.

Ngoài ra, mặc dù tiêu dùng trong nước nửa cuối năm 2021 có chững lại do lệnh giãn cách xã hội, song tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin COVID-19 tăng và tâm lý tiêu dùng mạnh mẽ dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Tuy nhiên, thâm hụt tài chính của Hàn Quốc đã tăng lên trong thời gian đại dịch bùng phát và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Cùng với đó, vấn đề già hóa dân số cũng là một yếu tố tiêu cực đối với nền kinh tế Hàn Quốc.

Nhà nghiên cứu này nhận định thâm hụt tài chính quốc gia sẽ không phải là yếu tố gây áp lực cho xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong vài năm tới. Các tiêu chuẩn tài khóa theo kiểu Hàn Quốc sẽ giúp cân bằng cán cân tài chính trong dài hạn. Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đệ trình lên Quốc hội dự thảo sửa đổi Luật tài chính quốc gia, trong đó có nội dung kiểm soát tỷ lệ nợ quốc gia hàng năm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ngưỡng 60% và tỷ lệ thâm hụt cán cân tài chính tổng hợp trên GDP trong khoảng 3%, bắt đầu từ năm 2025.

Một trong những phần quan trọng là tính lành mạnh của tài chính trong và ngoài nước phải vững chắc, thặng dư cán cân vãng lai cần tiếp tục và dự trữ ngoại hối duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên, tình hình Bắc Triều Tiên, thâm hụt tài chính hoặc nợ quốc gia tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm.

Ngoài ra, ông Zook dự đoán tình trạng lạm phát, tức giá tiêu dùng gia tăng gần đây được cho là tạm thời và dự kiến ​​sẽ giảm xuống mức 1% vào cuối năm 2023.

Lựa chọn của ban biên tập