Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Dòng sông cùng các ca khúc truyền thống

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-10-28

Âm điệu ngàn xưa


Khúc hát trên sông của Tô Đông Pha

Tô Đông Pha là đại thi hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc đời Bắc Tống, thế kỷ thứ XI. Thời làm quan trong triều chính, Tô Đông Pha vấp phải sự phản đối của chính trị gia theo trường phái cải cách Vương An Thạch nên bị điều xuống Hàng Châu. Một lần, bằng hữu Dương Thế Xương tới Hàng Châu chơi, hai người đã thả thuyền dạo sông Xích Bích. Tức cảnh sinh tình, thi hào Tô Đông Pha đã sáng tác áng thơ Jeokbyeokbu (Xích Bích phú). Áng thơ có đoạn:

Năm Nhâm Tut mùa thu tháng By

Khách lên thuyn xuôi hưng Kim Lăng

Cá câu đi ly rưu nng

Ri Tô Đông Pha không còn biết vui chi


Trên mặt sông lặng lẽ thấm đẫm ánh trăng khuya, một con thuyền nhỏ trôi phiêu diêu cùng khách làng thơ, rượu-thơ-bằng hữu và nàng trăng. Bài thơ “Xích Bích Phú” được ra đời trong khung cảnh ấy đã trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của thi hào Tô Đông Pha. 


Những câu hát buống theo dòng nước ở Hàn Quốc xưa và nay

Thuở xưa, người Hàn Quốc lấy việc du thuyền trên sông là một thú vui phong lưu khi sống ở đời. Trong bức hội họa Pyeongangamsa hyangyeondo (Pyeongan giám sự hưởng yến đồ) của danh họa Kim Hong-do phác họa cảnh yến tiệc chào đón vị quan thống lĩnh tỉnh Pyeongan, cũng có cảnh du thuyền trên sông dưới ánh trăng đêm, toát lên sự xa hoa, mỹ lệ đến cực độ về thú du thuyền của giới quyền lực. Trong tranh, hàng chục con thuyền có nhạc công, kỹ nữ và quân lính giương cờ xếp hàng đều tăm tắp, đậu kín mặt sông Daedong. Bên bờ sông, hàng trăm ngọn đuốc cháy sáng rực trong đêm. Sau hàng đuốc là hình ảnh người dân chen chúc nhau tới ngắm cảnh tượng hùng tráng này. Có lẽ đây là cảnh tượng mà ngay cả quan thống lĩnh vùng cho đến những người dân thường hiếu kỳ tới thưởng ngoạn cũng không thể nào quên được. Đa phần lúc đương thời, người ta thường du thuyền thưởng ngoạn cảnh cùng dăm ba người, rồi mời một số nhạc công và kỹ nữ lên thuyền cùng hóng gió, thưởng nguyệt, cầm kỳ thi họa và nhấm nháp chén rượu nồng. Đối với ai đó, du thuyền trên sông là một trải nghiệm thanh nhã lý thú, nhưng có thể với người khác, đây lại là việc thường ngày. 


Xưa kia, sông Hàn là tuyến đường thủy quan trọng kết nối vùng Incheon với Hanyang (Hán Dương, tên gọi cũ của thủ đô Seoul) ở Hàn Quốc. Trên sông luôn tấp nập các chuyến tàu bè qua lại, gồm cả các chuyến tàu chở gạo và vật phẩm đến từ các tỉnh thành xa xôi. Trong đó, những con thuyền của thương lái buôn bán gỗ, hải sản và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến từ đảo Ganghwa (thành phố Incheon) được gọi là Siseonbae. Lúc chèo thuyền ngược dòng, để động viên tinh thần nhau cũng như để có thể chèo lái thuyền một cách nhịp nhàng, người đi thuyền Siseonbae thường ngân nga khúc hát đối đáp “Siseon Baetnorae” (Bài ca tàu chở hàng). Còn khi con thuyền trôi xuôi theo dòng nước, người trên thuyền lại thả hồn theo những khúc tâm ca về chuyện đời giữa phong cảnh sông nước hữu tình. 


Bây giờ có lẽ không còn mấy ai nhớ về cảm xúc bất tận của người dân Hàn Quốc tại thời điểm Thế vận hội mùa hè Seoul do Hàn Quốc đăng cai tổ chức năm 1988. Sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25 tháng 6 năm 1950, Hàn Quốc trở thành một đống tro tàn và là quốc gia nghèo nhất thế giới. Vậy nhưng chỉ sau ba chục năm, với tinh thần lao động kiến thiết đất nước quật cường của toàn dân, Hàn Quốc đã nhanh chóng lớn mạnh và trở thành quốc gia đăng cai tổ chức Thế vận hội, sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Trong lễ bế mạc thế vận hội Olympic 1988, danh ca Kim So-hee đã cất cao tiếng hát, thể hiện bài “Tteonaganeun Bae” (Thuyền rời bến) miêu tả cảnh chia tay và hẹn ngày trở lại của người đi kẻ ở bên bến sông. Đây là khúc hát được biến tấu dựa theo bài dân ca Baetnorae (Khúc hát mạn thuyền) của vùng Namdo, thường được hát trong trường ca hát kể chuyện Pansori Simcheongga (Người con gái hiếu thảo Sim Cheong) khi Sim Cheong lên thuyền đi tới Indangsu. Khúc hát có nhịp điệu mạnh mẽ, hùng tráng mà buồn thê lương, khắc họa rõ nét tình cảm của người dân Hàn Quốc.


* Khúc chính ca dành cho giọng nữ “Gyemyeon Dugeo” / Kim Yeong-gi

* Trích đoạn Tiếng hát chèo thuyền” trong “Bài ca tàu chở hàng” / Kim Yong-wu

Khúc hát Baetnorae (Khúc hát mạn thuyền) / Kim So-hee và nhóm phụ họa 

Lựa chọn của ban biên tập