Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chính trị

Phần lớn nhân viên Việt Nam hài lòng về môi trường làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc

Write: 2021-07-22 15:59:56Update: 2021-07-22 18:00:37

Phần lớn nhân viên Việt Nam hài lòng về môi trường làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc

Photo : YONHAP News

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hường thuộc Khoa Đông phương học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội ngày 22/7 công bố báo cáo "Nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc". Nghiên cứu tiến hành khảo sát với 253 nhân viên của các doanh nghiệp Hàn Quốc làm việc tại miền Bắc Việt Nam, như thủ đô Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên.

79,1% công nhân viên Việt Nam trả lời hài lòng về môi trường làm việc hay đãi ngộ hiện tại, trong đó có 24,9% trả lời rất hài lòng. Ngược lại, có 3,2% trả lời không hài lòng.

Về lý do hài lòng, có 70,5% nhân viên chọn lý do là điều kiện và môi trường làm việc, 41,7% hài lòng về lương thưởng, 35,2% hài lòng về đồng nghiệp, 22,4% hài lòng về cấp trên. 43,4% chọn ứng tuyển tại công ty hiện tại là vì mức lương và đãi ngộ, 17,5% chọn lý do là vì mức độ nổi tiếng của công ty, 6,8% chọn lý do khả năng tăng trưởng của công ty.

Tuy nhiên, 48,6% số người được hỏi cho rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc cần cải thiện văn hóa tổ chức. Trong đó, 27,6% cho rằng doanh nghiệp Hàn cần cải thiện về phương pháp quản lý điều hành, văn hóa tổ chức, 17,1% cho rằng cần cải thiện về đãi ngộ, 15,4% chọn cải thiện về các không gian chung như căng tin, bãi đỗ xe. Đặc biệt, 8,9% cho rằng doanh nghiệp Hàn Quốc cần cải thiện thái độ không thân thiện của quản lý người Hàn.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hường chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức độ hài lòng về môi trường làm việc hay chế độ phúc lợi công ty càng cao. Ngược lại, nhân viên làm việc tại các nhà máy sản xuất hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cảm thấy có nhiều điều cần cải thiện hơn. Trên thực tế, mặc dù chỉ có 7,1% nhân viên trả lời cảm thấy không được cấp trên người Hàn tôn trọng, nhưng phần lớn là phiên dịch hoặc nhân viên sản xuất. Tiến sĩ này chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần bồi dưỡng quản lý thông thạo tiếng Việt để có thể trao đổi một cách thuận lợi với người lao động Việt Nam.

Theo kết quả điều tra, ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu giữa quản lý người Hàn và nhân viên người Việt là tiếng Hàn (62,8%), sau đó tới tiếng Anh (19,4%), ngôn ngữ khác (12,6%), tiếng Việt chỉ chiếm 3%.

Lựa chọn của ban biên tập