Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chương trình đặc biệt

7. Tái cơ cấu ngành đóng tàu và vận tải biển

2016-12-29

Tái cơ cấu ngành đóng tàu và vận tải biển



Bất chấp nỗ lực xúc tiến tái cơ cấu của Chính phủ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của toàn ngành công nghiệp đóng tàu trong nước, công ty vận tải biển Hanjin, hãng vận tải biển số một Hàn Quốc và thứ bảy trên thế giới, đã không thể vượt qua được khó khăn, và bị giao cho tòa án quản lý. Ngành đóng tàu và vận tải biển Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng do thiếu tính thanh khoản trầm trọng. Ngành vận tải biển chịu thiệt hại do quy mô thương mại thế giới giảm, trong khi ngành đóng tàu đứng bên bờ vực khó khăn do thừa dư thừa nguồn cung, thiếu đơn hàng trầm trọng.



Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đối phó với tình trạng thất nghiệp phát sinh trong quá trình tái cơ cấu ngành đóng tàu và vận tải biển, lập quỹ tái cấp vốn trị giá 11.000 tỷ won (tương đương 9,2 tỷ USD) cho các ngân hàng Nhà nước để đảm bảo quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực “hạ cánh mềm” này, công ty vận tải biển Hanjin vẫn không thể vượt qua được cuộc khủng hoảng về tính thanh khoản, phải đệ đơn xin tòa án quản lý tài sản vào cuối tháng 8, tạo ra một cú sốc lớn cho ngành vận tải biển trong nước và thế giới. Các tàu chở hàng của Hanjin đã gặp khó khăn trong hoạt động bốc dỡ hàng hóa, trong khi nhiều tàu của hãng này bị các nước tạm thu giữ, gây ra xáo trộn trong hoạt động vận tải biển trên toàn cầu. Các doanh nghiệp đóng tàu trong nước cũng phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Phải ba tháng sau khi Hanjin đệ đơn xin tòa án quản lý tài sản, 141 tàu của hãng này mới bốc dỡ xong hàng hóa, khiến những xáo trộn trong ngành vận tải hàng hóa phần nào lắng xuống. Tài sản, nhân lực của công ty Hanjin bị phân tán khắp nơi. Trong khi đó, công ty kiểm toán đánh giá rằng giá trị thanh lý công ty Hanjin cao hơn việc tiếp tục duy trì tình trạng hiện nay, đẩy Hanjin tiến gần tới quy trình thanh lý công ty.



Ngành đóng tàu cũng đang đau đầu với vấn đề tái cơ cấu. Ba hãng đóng tàu lớn nhất Hàn Quốc là công ty đóng tàu và hải dương Daewoo, công ty công nghiệp nặng Hyundai, công ty công nghiệp nặng Samsung đều đã tuyên bố gặp khó khăn và tiến hành các kế hoạch giải cứu như bán một phần tài sản, cắt giảm xưởng đóng tàu, cắt giảm 30% nhân lực. Dư luận trong nước hiện vẫn đang tranh cãi về tính hiệu quả của biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đối với công ty đóng tàu và hải dương Daewoo, trong bối cảnh công ty đóng tàu và hải dương STX bị giao cho tòa án quản lý. Trong quá trình này, rất nhiều người đã bị mất việc làm, bao gồm hơn 6.000 lao động ở ba công ty đóng tàu lớn. Nếu tính cả số lượng lao động ở các công ty đối tác của ba hãng này, số người bị mất việc làm có thể lên tới hàng chục nghìn người.




Lựa chọn của ban biên tập