Làng cổ Hahoe và Yangdong

Đặc trưng

Làng cổ Hahoe và Yangdong,
hình ảnh đại diện cho truyền thống sinh hoạt
theo họ tộc của thời đại Joseon ở Hàn Quốc

Làng truyền thống của Hàn Quốc được phân chia thành nhiều loại, có làng thành lập theo kiểu ấp thành, có làng quây quần theo từng dòng họ. Đặc biệt, kiểu làng theo họ tộc xuất hiện từ đầu triều đại Joseon và đến cuối thời Joseon đã chiếm 80% mô hình làng quê Hàn Quốc.
Làng theo họ tộc có các hộ hoàn toàn cùng họ hoặc số họ cùng một họ chiếm đa số trong làng, đóng vai trò quyết định trong các sự kiện trọng đại của làng. Làng Hahoe và Yangdong vừa là làng có mô hình theo họ tộc, vừa là làng của tầng lớp phong kiến điển hình của Hàn Quốc

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

  • Làng Hahoe ở thành phố Andong

  • Làng Yangdong ở thành phố Gyeongju

  • Đặc điểm của làng cổ

    Hai làng Hahoe và Yangdong có địa thế lưng dựa núi, mặt hướng sông; có kiến trúc phù hợp với khí hậu oi nóng trong mùa hè, khô lạnh trong mùa đông và cũng rất hài hòa theo tinh thần Nho giáo.
    Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hai ngôi làng vẫn bảo tồn nguyên vẹn những đặc điểm kiến trúc tiêu biểu cho không gian sinh sống của tầng lớp phong kiến như khu nhà trưởng họ, khu sinh hoạt, khu từ đường, thư viện và trường học, vườn ruộng và cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Đây cũng là bảo tàng ngoài trời bảo tồn, duy trì và phát triển những giá trị tinh thần của tư tưởng Nho giáo như các nghi lễ, trò chơi, sản vật, tác phẩm nghệ thuật…

  • Tranh vẽ làng Hahoe

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

  • Nghi thức cúng lễ lên đồng Byeolsingut

Làng Hahoe, thành phố Andong

Tên Hahoe (Hà Hồi) chỉ dòng sông Nakdong uốn lượn bao quanh làng, thể hiện vị trí sơn thủy hữu tình của làng Hahoe. Làng Hahoe được hình thành từ cuối thời Goryeo bởi ba dòng họ lớn là dòng họ Huh, dòng họ Ahn và dòng họ Ryu. Đến cuối thế kỷ XVII, nơi đây trở thành không gian sinh sống của riêng dòng họ Ryu và hiện có 100 gia đình đang sinh sống tại làng.

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

Yangjindang (Dưỡng Chân đường) – Ngôi nhà tiêu biểu của dòng họ Ryu
Chunghyodang (Trung Hiếu đường) – Ngôi nhà cổ, nơi hậu duệ của Ryu Seong-ryong, danh nhân nổi tiếng của dòng họ Ryu, sinh sống
Byeongsan Seowon, Hwacheon Seowon – Thư phòng lớn phục vụ cho mục đích học tập
Nhà cỏ – Không gian sinh hoạt giản dị của nông dân

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

  • Yangjindang (Dưỡng Chân đường)

  • Chunghyodang (Trung Hiếu đường)

  • Thư phòng lớn Byeongsan Seowon

  • Nhà cỏ

Làng Yangdong

Làng Yangdong được hình thành từ đầu thời Joseon. Do hôn ước giữa nhà Yi và nhà Sohn, người con rể họ Sohn đã lập nghiệp và tạo dựng làng Yangdong.
Lang Yangdong cũng có phong thủy dựa theo địa hình sông núi và chia thành dãy nhà ngói của quý tộc ở khu đất cao, đối lập với khu nhà cổ của dân thường ở khu đất thấp. Sự phân bổ và phong cách kiến trúc của những ngôi nhà trong làng phản ánh rõ cấu trúc xã hội, phong tục tập quán sinh hoạt và văn hóa quý tộc Nho giáo trong triều đại Joseon.

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

Seobaekdang (Thư Bách đường) – Nhà trưởng tộc dòng họ Sohn
Mucheomdang (Vô Thiêm đường) – Nhà trưởng tộc dòng họ Yi gốc Yeoju
Hyangdan (Hương Đàn) – Ngôi nhà có kiến trúc độc đáo
Donggang Seowon, Oksan Seowon, Doknakdang (Độc Lạc đường) – Thư phòng lớn dành cho việc học tập và nghiên cứu Lý học Nho giáo

Nguồn: Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

  • Seobaekdang (Thư Bách đường)

  • Mucheomdang (Vô Thiểm đường)

  • Hyangdan (Hương Đàn)

  • Thư phòng lớn Oksan Seowon

Close